5 BƯỚC KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI MÔN ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc nhưng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bà con vùng khó khăn. Để trồng khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận lớn, thì cần tuần thủ một số kỹ thuật canh tác.

Đặc điểm khoai môn

Khoai môn là một loại rau củ chứa tinh bột được trồng hầu hết ở Châu Á.

củ khoai môn
củ khoai môn

Với đặc điểm là vỏ ngoài màu nâu và thịt màu trắng với những đốm tím trong suốt. Khi nấy chín thì nó có vị ngọt nhẹ và kết cấu tương tự như khoai tây.

Khoai môn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và nhiều vitamin, khoáng chất mà chế độ ăn tiêu chuẩn của người Mỹ thường thiếu.

Lợi ích từ khoai môn:

  • Giúp kiểm soát lượng đường trong máu: Giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ các loại tinh bột khác, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến sau bữa ăn.
  • Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chất xơ và tinh bột trong khoai môn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Chống ung thư: Khoai môn chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm cả khả năng giảm nguy cơ ung thư. Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do quá mức có liên quan đến ung thư.
  • Giúp giảm cân: Khoai môn chứa nhiều chất xơ làm giảm khả năng hấp thụ và giúp chúng ta lâu no hơn.

Kỹ thuật trồng khoai môn

Thời vụ trồng khoai môn

Khoai môn có thể trồng quanh năm, nhưng phổ biến trồng ở 3 vụ chính sau:

  • Vụ Xuân Hè: trồng tháng 1 – 2 dương lịch, thu hoạch tháng 5 – 6 dương lịch.
  • Vụ Hè Thu: trồng tháng 5 – 6 dương lịch, thu hoạch tháng 8 – 9 dương lịch.
  • Vụ Thu Đông: trồng tháng 8 – 9 dương lịch, thu hoạch tháng 11 – 12 dương lịch.

Thời gian canh tác của mỗi loại giống Khoai môn sẽ có những khác biệt về đặc điểm, môi trường và khí hậu. Vì vậy thời điểm thu hoạch sẽ có những thay đổi nhất định. Bà con nên chọn giống chất lượng để có được sản phẩm chất lượng, năng suất thu hoạch cao.

Lựa chọn giống khoai môn

Để cây trồng phát triển và tạo năng suất cao, trước khi trồng bà con cần chuẩn bị đầy đủ và lưu ý một số điểm quan trọng như 

Chọn giống cây:

– Củ giống tố là những củ con cấp 1, cấp 2 có trọng lượng từ 20 – 30 gram/củ, không bị thối, lớp ỏ ngoài nhiều lông, mầm mập và kèm theo vài sợi rễ ngắn.

–  Tiến hành nhân giống khi trồng khoai môn bằng hai phương pháp phổ biển như sau:

+ Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn. Giúp kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Thực tế thường làm là cắt củ cái thành nhiều mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng.

+ Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường dùng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hóa hoặc nhiễm bệnh.

Làm đất:

Đất trồng cần được chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây. Chọn đất phù hợp và làm đất một cách kỹ lưỡng. Đối với từng loại canh tác khác nhau như trên ruộng cạn hoặc ruộng ngập nước, cần làm đất sao cho phù hợp và tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh và có tốc độ phát triển tốt.

Nên chọn vùng rồng khoai môn là ruộng màu hoặc ruộng lúa chuyển đổi cần cao ráo, thoát nước tốt, không bị ngập cúng về mùa mưa. Đối với đất nước rẫy cần chọn nơi đất tốt, tầng canh tác dầy không lẫn sỏi đát, đất có độ dốc thấp hơn 20 độ.

Đặc trưng của khoai môn là có bộ rễ ăn nông, vì vậy đất trồng cần được làm kỹ đảm bảo độ tơi xốp hoàn hảo, đồng thời đất trồng phải chứa nhiều mùn. Làm đất bằng công đoạn cày bữa kỹ, nhặt sạch toàn bộ cỏ dại.

Đất nương rẫy:

Trước khi trồng 1 tháng, cần làm sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước. Cuốc hố cách nhau 60 – 70 cm, kích thước hố 20 x 20 cm đảm bảo mật độ trồng từ 28.000 – 30.000 cây/ha. 

Trên đất màu: 

  • Tiến hành dọn sạch cỏ dại, cày sâu 15 – 20 cm và bừa kỹ. 
  • Lên luống rộng từ 1,2 – 1,4 m, rãnh rộng 0,4 m. Luống không cần vun cao để đất để vung gốc khoai giai đoạn sau, chiều cao luống từ 15 – 20 cm. 
  • Cuốc hốc so le, khoảng cách hốc 60 cm, mỗi luống hai hàng, mật độ trộng từ 30.000 – 32.000 cây/ha

Xử lý đất bằng cách dùng bôi bột rải trên mặt đất để diện, phòng sâu bệnh hại trong đất. Việc này được tiến hành trước khi trồng ít nhất 20 – 30 ngày.

Mật độ trồng

Mỗi loại giống khoai môn có những đặc điểm khác nhau nên mật độ trồng khoai môn sẽ thay đổi. Vì vậy cần có sự cân đối phù hợp nhất so với từng loại khoai môn

    • Mật độ trồng khoảng từ 35.000-45.000 cây/ha. Khoảng cách lý tưởng giữa các hàng khoai môn khi trồng là hàng cách hàng 50-60cm và cây cách cây từ 35-40cm. Mật độ trồng khoai môn có những khác biệt cần được điều chỉnh một cách hài hòa và cân đối.
    • Lượng giống cần 1.200 – 1.500 củ giống/ 1000 m2 . 
    •  Khoảng cách lý tưởng giữa các hàng khoai môn khi trồng là hàng cách hàng 0.5 – 0.6m.  cây cách cây từ 0.35-0.4m .
    • Rạch hàng hoặc đào hốc để đặt củ, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên củ, phủ một lớp rơm rạ lên trên để giữ ẩm.

Tiến hành trồng khoai môn

Cách trồng khoai môn khá đơn giản và dễ thực hiện. Đặt củ giống ở độ sâu từ 5-7cm dưới mặt đất, đảm bảo hướng mầm chính lên phía trên, sau đó phủ đất lên trên. Cuối cùng, hãy phủ một lớp rơm mục hoặc cỏ khô lên bề mặt lòng đất để giữ ẩm cho đất hiệu quả, từ đó kích thích củ giống nảy mầm và phát triển nhanh hơn.

Việc phủ màng bằng rơm hay cỏ khô cần đảm bảo phủ rộng từ 1-1.2m, nên ưu tiên phủ trùm qua lòng đất. Khi chồi cây bắt đầu mọc lên, bạn có thể sử dụng dao để khuyết một lỗ có kích thước vừa phải để hỗ trợ giúp cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Sau 12 – 15 ngày lấy ra trồng, củ có mầm dài trồng trước và củ có mầm ngắn trồng sau để dễ chăm sóc.

Chăm sóc khoai môn

Việc chăm sóc khoai môn không quá phức tập, Bà con chỉ cần thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật thì cây trồng sẽ phát triển và lớn lên khỏe mạnh. Dưới đây là những yêu cầu cần chú ý trong quá trình chăm sóc:

Tưới nước

Sau khi trồng cần duy trì được độ ẩm thích hợp để cây nảy mầm và phát triển tốt

Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 – 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây sau này.

Trong trường hợp khô hạn kéo dài cần tiến hành việc tưới nước vào rãnh để cung cấp nước, duy trì độ ẩm thích hợp song không ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây.

Chú ý kiểm soát nước, tránh tình trạng bị úng khi khoai môn bước vào thời kì thu hoạch. Không chú ý tới lượng nước trong ruộng trồng có nguy cơ khiến tình trạng thối củ xuất hiện.

Làm cỏ, vun gốc

Làm cỏ, vun gốc được tiến hành làm 3 thời điểm: 

Thời điểm 1 tiến hành khi cây có 2 – 3 lá. Vì đợt này bộ rễ của cây chưa phát triển mạnh nên cần cuốc xới nhẹ phát vách bề mặt để hạn chế cỏ dại, tránh ảnh hưởng đến bộ rễ của cây khoai môn. 

Thời điểm 2 tiến hành khi cây ra 4-5 lá thì cần kết hợp vun cao đất quanh gốc để cung cấp dinh  dưỡng cho cây, vét luống nhẹ nhàng và bón thúc cho cây khoai môn.

Thời điểm 3 tiến hành khi trồng được 5 tháng, cần tỉa bớt nhánh của cây khoai môn. Ở mỗi một khóm chỉ để 1-2 nhánh, kết hợp làm sạch cỏ dại và vun gốc cao cho cây khoai môn.

Phân bón

Bón lót: 

Tiến hành bón lót sử dụng phân bón hữu cơ Vigami Boson với lượng 50-70kg/1000m2/lần ngay thời điểm làm đất và trồng cây. Đồng thời bón xung quanh giữa hai củ trước khi lấp đất. 

Phương pháp bón: Bón theo hốc kết hợp với quá trình chuẩn bị đất trước khi trồng

Bón thúc:

Bón thúc cho canh tác khoai môn chúng ta bón với số lần khác biệt tùy thuộc vào tình trạng canh tác thực tế. Cụ thể là:

  • Bón thúc 1 lần đối với khoai môn muốn thu sớm, thường thời điểm bón sau khi trồng khoảng 30 ngày.
  • Bón thúc hai lần nếu chúng ta trồng xen canh có khoai thu muộn để đảm bảo năng suất cho vụ muộn.

Lượng phân bón lần 1: Tiến hành khi khoai được khoảng 3 lá, sau khi trồng 30 ngày với phân Vigami Boson với lượng 20-30kg/1000m2/lần

Lượng phân bón lần 2: Sau khi bón lần 1, khoảng 1 tháng tới bón tiếp Vigami Boson với lượng 20-30kg/1000m2/lần.

 Phương pháp bón: Bón thúc kết hợp với đợt làm cỏ, vun gốc cho cây khoai môn. Sau khi làm sạch cỏ, rải phân xung quanh gốc, rồi tiến hành vun gốc cho cây khoai môn.

Phòng trừ sâu bệnh 

Trong quá trình canh tác cây khoai môn, bà con cần lưu ý chăm sóc và thăm ruộng thường xuyên để đảm bảo kiểm soát tình hình sâu bệnh hiệu quả.

Đảm bảo cung cấp đủ nước,phát hiện kịp thời và phòng ngừa sâu bệnh để cây trồng có thể phát triển tốt.

– Cây khoai môn thường bị một số bệnh hại như: Bệnh sương mai, bệnh khảm lá, sâu khoang, nhện đỏ, rệp bông,… 

  • Bệnh sương mai: Do nấm Peronospora parasitica gây ra. Xuất hiện bắt đầu từ mép lá và ở phần cuối cuống lá. Vết bệnh hình tròn hoặc bán nguyệt. Đầu tiên màu xanh xám rồi chuyển sang xanh tối cuối cùng là màu đen.
  • Bệnh cháy lá, thối củ: Do nấm Phytophthora colocasiae gây ra, chủ yếu gây hại vào mùa mưa. Bệnh xuất hiện đầu tiên là các đốm là tròn 1 – 2 cm, sũng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm bệnh lớn dần làm cháy cả lá (bà con gọi là “mặt cọp”)
  • Bệnh thối mềm củ: Do nấm Pythium spp gây ra. Mầm bệnh tấn công rễ và củ làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết.
  •  Bệnh khảm lá: Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa. Bệnh thường làm lá đọt non nhỏ, (xoăn) xoắn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy.
  • Sâu xanh gây hại lá bằng cách ăn thủng lá, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
  • Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rũ hoặc chết cây con. nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm cây bị mất màu xanh và có màu vàng, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá).
  • Rệp bông: Chúng gây hại bằngcách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển.

Bởi thế, chú ý chăm sóc cây trồng đúng cách, thường xuyên kiểm tra để phát triển tình trạng bệnh sớm nhất. Lúc đó việc sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng, đồng thời loại bỏ những cây nhiễm bệnh quá nặng để bảo vệ cho diện tích canh tác tốt nhất.

Bà con có thể tham khảo sản phẩm VIGAMI UNI-TEGULA (Tác động tương hỗ giúp tiêu diệt hầu hết các loại côn trùng chích hút và miệng nhai. Với cơ chế tiếp xúc, vị độc, nội hấp cực mạnh, có hiệu quả cao, kéo dài trong việc phòng trừ sâu hại trên cây trồng. Phòng trừ nhiều đối tượng gây hại như: bọ trĩ, rầy xanh, rầy phấn trắng, rệp sáp, nhện đỏ, sâu cuốn lá,…)

 

Thu hoạch và bảo quản

Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào từng giống và kỹ thuật trồng. Thường thu hoạch sau trồng 10 – 12 tháng.

Sau khi trồng 4,5 – 5 tháng, lúc ruộng khoai có 70 – 80% lá khoai môn chuyển sang màu vàng thì có thể thu hoạch. 

Chọn ngày không mưa để thu hoạch. Nếu thu hoạch khi lá vẫn còn xanh thì không cắt ngay lá mà để nguyên cả cây nơi râm mát trong 5 – 7 ngày để củ chín sinh lý thêm, đảm bảo chất lượng.

Có thể cắt dọc trước khi thu hoạch, củ không cần rửa, sau khi thu hoạch đem củ để nơi khô ráo, thoáng mát. Nên bảo quản củ khoai môn trong các hầm dưới đất, có quạt thông gió các phía là tốt nhất.

Kết luận

Khoai môn là loại cây trồng chủ yếu để lấy củ đáp ứng cho nhu cầu ăn uống của con người. Quá trình canh tác có những yêu cầu riêng cần được đảm bảo, biết được kỹ thuật trồng và cách chăm sóc khoai môn cần được áp dụng mới giúp canh tác thuận lợi, có được hiệu quả cao với năng suất tốt

Hy vọng rằng trong tương lai, những kiến thức và kỹ năng trong việc trồng khoai môn đạt năng suất cao sẽ được chia sẻ và áp dụng rộng rãi. Chỉ cần đặt sự quan tâm và nhất quán vào quá trình chăm sóc, chúng ta có thể tạo ra những vườn khoai môn màu xanh tươi tắn và thu hoạch những củ khoai chất lượng cao, là nguồn cung thực phẩm quan trọng cho cộng đồng và thế giới.

Cuộn lên trên cùng